Trang chủ xs Luân hồi trong Phật Giáo và triết lý sống qua hình tượng bánh xe luân hồi

Luân hồi trong Phật Giáo và triết lý sống qua hình tượng bánh xe luân hồi

Luân hồi trong Phật Giáo và những triết lý sống của Phật thông qua bánh xe luân hồi được thể hiện ra sao ? Hãy cùng xosoloc tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. 

Luân hồi trong Phật Giáo

Triết lý sống qua hình tượng Bánh Xe luân hồi trong Phật Giáo

Tiếp xúc với sự sống : Trong sự vận hành của dòng đời, cuộc sống mỗi một con người giống như một bánh xe đang lăn đều trên đường. Điều thú vị là mặc dù chu vi của bánh xe này rất lớn thế nhưng sự tiếp xúc của bánh xe với mặt đất lại chỉ là một điểm rất nhỏ mà thôi. Bởi thế gái trị sống đống và thiết thực nhất của sự vận hành này không phải là những điểm đã đi qua, những điểm chưa tiếp xúc mà đó chính là điểm đang tiếp xúc ở hiện tại. Cũng giống như vậy, đạo Phật xem cuộc sống trong giây phút hiện tại của mỗi người chính là mấu chốt để chế tác nên hạnh phúc trong cuộc sống này. Những gì trong quá khứ, dù thất bại đắng cay hay thành công mãn nguyện đều chỉ còn trong ký ức và những ước vọng về tương lai chỉ là ảo ảnh trong tâm trí mỗi người mà thôi. Hiện tại là thời khắc thể hiện sự sống đích thực, linh động của mỗi người.

Luân hồi trong Phật Giáo

Luân hồi trong Phật Giáo

Để tạo dựng một cuộc sống hạnh phúc và an lạc, con người cần phải nhận diện và tiếp xúc với những gì mình đang có trong hiện tại. Sống với hiện tại là cuộc sống thực và qua đó con người mới cảm nhận được những giá trị đích thực của cuộc sống. Đó là cuộc sống thực và mầu nhiệm vô cùng.

Giáo pháp – tâm điểm của Phật giáo

Đức Phật từng dạy rằng : Ai hiểu và thể nghiệm giáo pháp, người ấy thấy Phật. Trước khi nhập Niết Bàn, Đức Phật dạy ngài A Nan sau khi Ngài nhập diệt nên xem giáo pháp làm thầy, làm ngọn đèn, nên nương tựa vào giáo pháp. Pháp mà Đức Phật chứng ngộ trong đêm thành đạo cũng chính là pháp mà chư Phật quá khứ và tương lai đã và sẽ chứng ngộ.

Chính vì lý do đó mà những gì Đức Phật giảng dạy chính là những chân lý vê khổ và con người thoát khổ. Đức Phật không cho phép hàng đệ tử tôn thờ mình như một vị thượng đế, hay một chú tể đầy quyền năng, ngài chỉ xem mình như một vị thầy dẫn đường mà thôi. Người sống đúng với chánh pháp và vận chuyến bánh xe pháp chính là người học trò xứng đáng trong giáo pháp của Đức Phật. Đạo Phật không lấy Đức Phật làm trọng tâm, mà là lấy giáo pháp làm trọng tâm. Khi nào giáo pháp này còn được giữ gìn và hành trì thì Phật pháp còn tồn tại trên thế gian này.

Sự tiến bộ của tri thức và đạo đức

Sự vận hành của bánh xe pháp trong xã hội hôm nay luôn bao hàm hai ý nghĩa sâu xa:

1. Giáo pháp của đức Phật luôn mang tính tùy duyên nhưng bất biến. Phật giáo trong mỗi địa phương, quốc gia, mỗi thời đại mang một sắc thái riêng, nhưng tựu trung cùng hướng đến đời sống tỉnh thức và giải thoát;

2. Cuộc sống vốn dĩ luôn vận động và biến đổi không ngừng. Nền văn minh khoa học đang tiến nhanh như vũ bão, nhưng nếu con người chỉ chú trọng đến sự phát triển của vật chất mà thiếu sự tiến bộ về mặt tinh thần hay tâm linh thì con người sẽ chỉ rơi vào những khủng khoảng tâm lý trầm trọng mà thôi. Đó sẽ là nguyên nhân đưa đến những đổ vỡ hạnh phúc cá nhân, gia đình và xã hội.

Bởi thế nếu coi hành trình của một đời người là một cỗ xe thì cỗ xe đó phải gồm là hai bộ bánh song hành, đó là vật chất và tinh thần. Đời sống tâm linh chính là một yếu tố cần thiết để giải tỏa những trở ngại trong tinh thần, tạo nên sự cân bằng cần thiết trong đời sống mỗi con người. Vì thế, từ quan điểm của Phật giáo, song hành với bánh xe văn minh, cần phải có bánh xe chánh pháp để tạo nên sự hài hòa và hạnh phúc của loài người.

Chuyển biến của thế giới tâm linh

Thế giới tâm linh chính là một thế giới mà mỗi một hành giả đi trên một lộ trình từ thấp đến cao, từ phàm đến thánh, giống như một bánh xe đang vượt lên đồi núi trập trùng. Càng lên cao, thế giới càng kỳ ảo, tuyệt mỹ, nhưng gian nan và khó khăn cũng nhiều hơn. Bởi thế, hành giả tâm linh cần phải có nhiều nghị lực, có sự kiên nhẫn và quyết tâm mạnh mẽ thì mới có thành tựu sở đắc tâm linh của mình.

Luân hồi trong Phật Giáo

Luân hồi trong Phật Giáo

3. Pháp Luân trong kiến trúc, nghệ thuật Phật giáo

Trong lĩnh vực nghệ thuật thì hình tượng pháp luân cũng trở thành một biểu tượng rất phổ biến trong công trình kiến trúc. Thông thường, pháp luân được thể hiện qua hình ảnh của một bánh xe có tám nan hoa. Trục của bánh xe tượng trưng cho giới luật, còn vành bánh xe tượng trưng cho trạng thái chuyên nhất của thiền định, tám nan hoa tượng trưng cho Bát chính đạo, còn phần tâm điểm của bánh xe thường được khắc thành bốn dòng xoắn, mỗi dòng được tô mỗi màu khác nhau để chỉ cho 4 phương và cũng để tượng trưng cho Tứ diệu đế hay bốn đại (đất, nước, gió, lửa).

Ở một số biểu tượng bánh xe trong các bảo tháp, chùa chiền Phật Giáo chúng ta còn được thấy những hình tượng khắc họa khác nhau với 12, 16, 32 hay vô số nan hoa với ý nghĩa biểu trưng cho 12 chi phần duyên khởi, 16 đặc tính của nguyên lý tính không, 32 tướng tốt của bậc giác ngộ, và vô số tia sáng của mặt trời, vô số Đức Phật trong vũ trụ, hay vô số giáo lý, pháp môn mà Đức Phật Thích Ca đã giảng dạy.

Kết quả theo ngày
lich thang Hôm nay thang sau