Bánh xe luân hồi là gì ? Ý nghĩa về hình tượng bánh xe luân hồi trong Phật Giáo được lý giải ra sao ? Trong Phật giáo hình tượng này biểu thị cho cái gì ? Cùng tìm hiểu.
Bánh xe luân hồi (pháp luân) chính là một trong số những biểu tượng phố biến nhất của Phật Giáo, đó chính là biểu tượng quan trọng nhất biểu thị cho cốt tủy của Phật, chính là giáo pháp của Đức Phật.
Theo đó giáp pháp của Phật Giáo sẽ được truyền thừa liên tục giống như một bánh xe cứ luân chuyển từ quá khứ cho tới hiện tại, từ hiện tại đến tương lai. Cùng với hình thượng bánh xe luân hồi Phật giáo luôn muốn hướng tới một ước vọng hướng thượng và thăng hoa trong đồi sống. Bởi cuộc sống của mỗi một con người luôn là cái gì đó thay đổi liên tục, và những thay đổi đó được hướng theo tinh thần đạo đức và và tâm linh trong sáng, có như vậy mới mang lại nhiều hạnh phúc hơn.
Nó xuất phát từ câu chuyện trong kinh Thí Dụ. Tôn giả Mục Kiền Liên, là vị đệ tử đứng đầu về thần thông của Đức Phật, người không chỉ hành đạo trong cõi người mà còn thường du hóa đến cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và cõi trời. Sau khi được tận mắt chứng kiến cảnh chúng sinh chết đi, sống lại, bị tàn sát và hành hạ trong địa ngục. Cảnh muôn thú tranh giành, giết hại nhau, cảnh các loài quỷ bị đói khát dằn vặt, cảnh thiên nhân hết phước báu bị đọa lạc, suy vong, cảnh loài người bị tham ái cấu xé, bức bách thảm khốc…, Ngài bèn trở về cõi Diêm Phù Đề ( Ấn Độ ) và thuật lại tất cả những điều mắt thay tai nghe cho 4 chúng đệ tử của Đức Phật, để khuyên họ nên ý thức đến nỗi khổ triền miên của cõi Ta Bà mà tinh tấn tu trì hướng đến cảnh giới vô sinh an tịnh.
Một lần nọ, khi Đức Phật trú tại thành Vương Xá, tôn giả Mục Kiền Liên cũng đem những cảnh khổ trên để khuyến hoá các hàng xuất gia và tại gia. Khi thấy mọi người đang vây quanh và chăm chú lắng nghe tôn giả, Đức Phật bèn hỏi ngài A Nan vì sao mọi người đang vây quanh tôn giả Mục Kiền Liên, khi biết được nguyên do, Đức Phật bèn dạy: “Trưởng lão Mục Kiền Liên hay bất cứ một vị Tỳ-kheo nào khác như trưởng lão cũng không thể cùng một lúc có mặt tại nhiều nơi (để giáo hóa mọi người), vì thế, nên làm hình bánh xe gồm 5 phần đặt ngay lối ra vào của tinh xá.”
5 phần của bánh xe chính là để tượng trưng cho 5 phần cảnh giới :
Hình tượng bánh xe luân hồi thể hiện mọi chi tiết về cảnh giới luân hồi trong mọi thời và tất cả bị nuốt bởi vô thường. Ngoài ra thì hai câu kệ nói về sự hành trì theo chính pháp để điều phục phiền não, vượt thoát cảnh luân hồi cũng được khắc bên bánh xe.
Cũng theo bản kinh này thì mỗi khi đán tinh xá, các vị cư sĩ hỏi về ý nghĩa hình tượng bánh xe trên, có một số vị Tỳ – Kheo đã không giải thích được. Bởi thế theo như lại Phật dạy, các vị Tỳ-kheo bèn chọn những vị trì sự có đầy đủ kiến thức để giải thích cho các vị cư sĩ về ý nghĩa trên mỗi khi họ thắc mắc.
Trong nền văn hóa cổ xưa của Ấn Độ bánh xe tượng trưng cho mặt trời, cho uy quyền tối thượng, cho Chuyển Luân Thánh Vương. Còn trong Phật Giáo nó lại tượng trưng cho giáo pháp của Đức Phật và cho chính Đức Phật. Chuyển Luân Thánh Vương dùng xe báu để hàng phục các oán địch, cai trị thiên hạ, giữ yên bờ cõi, còn Đức Phật chuyển vận bánh xe pháp để nhiếp phục, đoạn trừ phiền não trong tâm thức của chúng sanh.
Pháp luân được dùng để dụ cho giáo pháp của Đức Phật, gồm 3 nghĩa chính:
Đôi khi, pháp luân cũng còn mang tên gọi là “Phạm luân”. Theo luận Đại Trí Độ, chữ “Phạm” này được giải thích theo nhiều cách như sau:
1) Phạm là rộng lớn, Đức Phật chuyển pháp luân đến khắp mười phương nên gọi là phạm;
2) Đức Phật dùng bốn tâm phạm hạnh (từ, bi, hỷ, xả) để thuyết pháp nên gọi là phạm;
3) Lúc mới thành đạo, Phạm Thiên đã khuyến thỉnh Đức Phật chuyển pháp luân nên gọi là phạm luân;
4) Trong lần chuyển pháp luân của Đức Phật tại Ba-la-nại, tôn giả Kiều Trần Như chứng đắc đạo thanh tịnh, nên gọi là phạm luân;
5) Người Ấn thời xưa vốn tôn quí Phạm thiên, vì thế để tuỳ thuận theo người đời, pháp luân cũng được gọi là phạm luân;
6) Phạm là thanh tịnh, giáo pháp của Đức Phật vốn thanh tịnh nên gọi là phạm;
7) Đức Phật là đấng Đại Phạm, luôn dùng phạm âm để thuyết pháp.
Bộ luận này cũng đã đưa ra lý giải về sự khác biệt giữa phạm luân và pháp luân. Đó chính là
Phạm Luân là để dạy về 4 tâm vô lượng, còn Pháp Luân để nói về 4 thánh đế. Phạm luân dạy rằng nhân 4 4 tâm vô lượng mà đắc đạo còn pháp luận lại dạy rằng cần nương theo các pháp khác để mà đắc đạo. Phạm luân chỉ bày về tứ thiền còn pháp luân lại chỉ về ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Phạm luân dạy tu thiền thánh đạo. còn pháp luân dạy tu trí thánh đạo.
Hôm nay | ||||
|
©Copyright 2019 by xosoloc.com . All right reserved .
Liên kết hữu ích: Xem KQXSMB nhanh nhất
Liên kết: Cập nhật xổ số miền bắc hôm nay | qh88sam3.net | go88 live | 789club web