Tại sao khi bơi ếch hay bị chìm và nhanh mất sức, sặc nước .Để biết được cách bơi ếch không bị chìm thì bạn cần nắm được các nguyên tắc dưới đây. Hãy cùng xosoloc.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
– Đầu tiên khi chúng ta bơi ếch đã tạo góc bơi quá lớn, tư thế thân người và đầu không chuẩn xác, dẫn đến mông và chân bị chìm sâu dưới nước
– Thứ hai đấy là động tác chân không cân đối, khi bàn chân đạp không bẻ chân sang hai bên, lại co chân ngang bằng, hay đạp chân quá rộng…
-Mặc khác khi người bơi co và đạp chân thì vị trí của bàn chân quá thấp, đạp mông nhấp nhô lên xuống, đầu gối mở quá rộng, co chân quá nhanh cũng khiến cơ thể bị chìm không nổi được.
– Người bơi thực hiện sai động tác tay khi quạt nước: đường quạt nước quá rộng, vượt quá vai, bạn hay quạt tay cùng lúc với đạp chân
Bạn cần nắm vững nguyên tắc hít thở khi bơi. Khác với thói quen hít và thở bằng mũi như bình thường, khi bơi thì chúng ta sẽ phải hít vào bằng miệng và thở ra bằng mũi. Khi nhịp thở càng đều và khả năng nín thở càng kéo dài thì chúng ta sẽ bơi càng xa và lâu hơn
Khi nổi sấp, phần đầu chúng ta cần phải thả lỏng, mặt úp xuống nước, mắt nhìn xuống đáy bể, đầu với thân người cần tạo thành một đường thẳng.
Để ngẩng đầu lấy hơi, thì bạn cần có thời gian tập luyện để hình thành kỹ năng phối hợp nhịp nhàng toàn bộ đầu, thân, chân và tay cùng việc lấy hơi.
Gồng cứng chính là phản ứng hay thấy khi cơ thể chưa quen với môi trường mới. Cơ thể chúng ta càng gồng trong môi trường nước càng dễ bị chìm xuống, tạo ra tâm lý sợ hãi dẫn đến cơ thể càng tiếp tục gồng cứng.
Bởi thế mà trước khi có thể bơi lội thành thạo, thì bạn cần để cơ thể có đủ thời gian làm quen và hiểu được cơ chế nâng đỡ của môi trường dưới nước. Khi thoải mái tâm lý sẽ thả lỏng người tạo thành một đường thẳng như vậy thì cơ thể sẽ dễ nổi trên mặt nước hơn
Khi bơi ếch thì khả năng điều phối sức và thực hiện động tác nhịp nhàng chiếm 60% thành công. Nếu như bạn đạp chân liên tục mà không nắm được cơ chế đẩy nước thì rất dễ khiến cơ thể nhanh mất sức mà vẫn không thể di chuyển xa. Sau khi thả lỏng cơ thể bạn cần biết cách điều chỉnh bàn chân và chân nhịp nhàng, tận dụng các đặc tính của nước để đẩy lướt toàn bộ cơ thể.
>>> Hướng dẫn kỹ thuật bơi sải đúng cách cho người mới
Kỹ thuật quạt tay bơi ếch sẽ được chia thành 4 giai đoạn “ Tách xoay- Quạt nước- Ôm nước – Vươn về trước”
+ Giai đoạn “ Tách xoay” chuẩn bị trong tư thế hai lòng bàn tay úp vào nhau. Cánh tay thẳng bạn tách xoay sao cho 2 lòng bàn tay hướng ra ngoài hơi nghiêng.
+ Giai đoạn “Quạt nước” dùng lực ở bàn tay quạt nước sang hai bên và chếch xuống dưới tạo góc 90-100° so với thân người.
+ Giai đoạn “Ôm nước” bạn hãy gập khuỷu tay xuống ôm nước vào trong người, cùi trỏ gần vuông góc với bả vai rồi từ từ đưa 2 bàn tay úp vào nhau ở trước ngực
+ Giai đoạn “ Vươn về trước” khi đã kết thúc động tác ôm nước thì bạn hãy làm động tác đưa tay về trước theo hình mũi tên để kết thúc động tác, trở lại vị trí ban đầu.
Trên đây là những chia sẻ của the thao về cách bơi ếch không bị chìm, hy vọng rằng qua đây bạn đã nắm được các thông tin hữu ích rồi nhé.
"Chú ý: Thông tin được cung cấp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng thông qua việc tham khảo, bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết về lĩnh vực bóng đá."
Hôm nay | ||||
|
©Copyright 2019 by xosoloc.com . All right reserved .
Liên kết hữu ích: Xem KQXSMB nhanh nhất
Liên kết: Cập nhật xổ số miền bắc hôm nay | 789club web | qh 88 | qh88 | johnwickvr.com | B52 |