Khẩu nghiệp bất thiện: Tu miệng không thành dễ gánh họa sát thân
Khẩu nghiệp (Nghiệp gây ra từ lời nói) là một tột mà bất cứ ai cũng có thể dễ dàng mắc phải trong đời. Mặc dù không phải ai cũng làm ra những chuyện thất đức thế nhưng một lời nói thất Đức lại rất dễ phạm phải. Khi được tích lũy qua năm tháng, phúc báo ẽ vì “khẩu nghiệp” mà chạy đi hết. Đó chính là lý do mà những người nói chuyện không có “khẩu đức” thì cả đời sẽ thường sống gập ghềnh, nhấp nhô, thậm chí là thê lương.
Trong kinh, Phật có lấy ví dụ về người ác mắng chửi người thiện, nhưng khi người thiện không nhận lấy lời mắng chửi đó thì người ác cũng chỉ giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, tất nhiên không thể tới trời mà chỉ có thể tự rơi vào mặt mình mà thôi. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau mọi người có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui.
Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương mà bạn gây ra trên thân thể của người khác theo thời gian có thể lành lại được, thế nhưng vết thương do lời nói của bạn gây ra cho người khác thì không biết tới khi nào mới lành lặn được.
Cũng theo lời Phật dạy qua kinh điển để lại thì Thân có 3 khẩu nghiệp đó là : Sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Ý có ba nghiệp là Tham lam, sân hận và si mê. Còn Khẩu có 4 nghiệp là Nói dối, thêu dệt, nói đâm thọc, nói ác khẩu.
Dưới đây là 20 khẩu nghiệp cần tuyệt đối tránh trong đời
1. Nếu trù người khác bệnh thì sẽ dễ bị vận vào thân.
2. Kẻ nói lời công kích ắt sẽ bị đau răng.
3. Người nói lời tuyệt tình sẽ gây ra đại nạn.
4. Kẻ ăn nói phét lác, ắt sẽ trở nên vô dụng
5. Người nói lời yêu thương mà không làm được ắt sẽ bị người khác lừa gạt.
6. Người hay oán than thì một đời đau khổ.
7. Kẻ nói lời kiêu ngạo thì cả đời sẽ không được sống yên ổn.
8. Kẻ thích gây thị phi thì cả đời sẽ bị phủ nhận.
9. Kẻ cười nhạo người khác thì mãi mãi sẽ bị thua thiệt.
10. Kẻ mà suốt ngày tâng bốc những người trong gia đình thì dễ gặp phải chuyện xấu hổ và mất mặt.
11. Nếu người nào cả ngày cứ mải nói lời tiêu cực thì sẽ phải sống một đời sóng gió và khổ đau.
12. Người hay luận thị phi thì cuộc sống sẽ bần hàn đau khổ.
13. Những câu nói hận đời sẽ dễ mang đến họa oan nghiệp.
14. Kẻ mà cứ luôn miệng phải chứng minh bản thân thì sẽ dễ bị người khác hiểu lầm.
15. Kẻ thích nói dối rồi sẽ bị người đời coi rẻ.
16. Kẻ cứ ưa nghe nịnh nọt thì cả đời ắt sẽ không thể thành công.
17. Người mà quá dễ dàng đi nịnh nọt người khác rồi sẽ có ngày bị người khác bán đứng.
18. Người nói lời khinh thường đối phương thường sẽ nhận quả báo nhân cách bị hủy hoại.
19. Cất lời ly gián, hại người thì cuối đời cô quạnh.
20. Kẻ ăn nói không có đường lui thì sẽ dễ gặp đại nạn tuyệt vận.
Theo nhà Phật, lời nói nói ra làm người khác đau khổ thì đều là một cách gieo nghiệp bất thiện. Vì thế theo luật nhân quả, họ cũng sẽ phải chịu quả báo xấu như thường.
Phật giáo gọi những điều này là nghiệp, mà đã là nghiệp thì chắc chắc sẽ chi phối tới đời sống của tự thân người đó. Bởi thế mà một lời ác khẩu, ác ngữ sẽ đưa tới những hậu quả khó lường. Do vậy mà người Phương Tây mới có câu nói là “Trước khi nói phải uống lưỡi bảy lần”.
Việc nói dối đôi khi cũng vì mục đích tốt, bởi thế mà tùy theo mục đích của nói dối mà nghiệp tạo ra cũng nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nói dối với những mục đích giúp người, bảo vệ tính mạng con người thì sẽ không bị tính là khẩu nghiệp.
Tạo nhân duyên gì để hạt giống nghiệp xấu không trổ quả?
Khẩu nghiệp là nghiệp lực khó khắc phục nhất cho việc tu hành; Là lực cản trở lớn nhất cho việc tu hành chứng đạo; Là sức mạnh sát hại sinh mạng lớn nhất cho việc tu hành; Là nghiệp lực chính yếu đưa ta đọa xuống ác đạo; Là sức mạnh ngăn trở lớn nhất cho việc vãng sanh; Khiến cho đạo tràng không được thanh tịnh, thị phi không ngừng; Khiến cho tăng đoàn không hòa hợp, đạo pháp không hưng thịnh; Khiến chúng sanh thoái mất đạo tâm, đoạn mất thiện căn làm người.